12 Cặp Đối Thủ Truyền Kiếp Trong Lịch Sử Châu Âu

12 Cặp Đối Thủ Truyền Kiếp Trong Lịch Sử Châu Âu

Tiến trình lịch sử thường được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau. Một số cuộc chiến chỉ gói gọn trong việc tranh dành thương mại, trong khi có những trận chiến kinh thiên động địa giữa các cường quốc lớn trên thế giới. Các quốc gia là đối thủ ngày hôm qua nhưng lại là đồng minh hôm nay, và lịch sử phải mất hàng trăm năm, trải qua rất nhiều trận chiến để giải quyết vấn đề này.

Danh sách dưới đây liệt kê các cặp đối thủ truyền kiếp trong lịch sử lục địa già, từ các cuộc xung đột lớn ở thế giới cổ đại cho tới tận Thế Chiến II.

 Đối Thủ Truyền Kiếp Trong Lịch Sử
 Liên quân Ba Lan-Ukraina tại mặt trận Kiev chống cuộc xâm lược của quân Nga mùa xuân năm 1920

NGA VÀ BA LAN — ĐỐI ĐẦU GẦN 1000 NĂM.

Các cuộc xung đột: Ba Lan – Kiev Rus’ đối đầu (980-1069), Chiến Tranh Linovia (1577-82), Chiến Tranh Ba Lan – Muscovy (1605-18), Chiến Tranh Nga – Ba Lan (1654-67), Chiến Tranh Phân Chia Ba Lan (1772-94), Chiến Tranh Ba Lan – Soviet (1919-20), Soviet xâm lược Ba Lan (1939), Kháng chiến chống cộng (1945-53)

Tùy thuộc vào cách ta xác định nước Nga, thì các cuộc xung đột đầu tiên giữa Nga và Ba Lan có từ thế kỷ 10 tới thế kỷ 11 với hai nhà nước tiền thân là Công quốc Ba Lan và Kiev Rus’. Mối thù gia tăng trở lại vào cuối thế kỷ 16 khi Khối Thạnh Vượng Chung Ba Lan – Lithuania tham gia vào Chiến Tranh Livonia.

Khi Nga phải trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn vào đầu thế kỷ 17, Khối Thạnh Vượng Chung lên tiếng ủng hộ một loạt những kẻ giả danh, đều tự nhận mình là Hoàng tử Dmitry đã bị ám sát, lên ngai vàng nước Nga. Sau khi Vương triều Romanov hình thành và kết thúc thời kỳ hỗn loạn này, cục diện đổi chiều và người Nga dành thế chủ động.

Cùng với Áo và Phổ, Đế chế Nga nuốt chửng toàn bộ Khối Thạnh Vượng Chung Ba Lan – Lithuania trong suốt 3 cuộc phân chia lãnh thổ từ năm 1772-1795. Trong hơn một thế kỷ, Ba Lan gần như không còn tồn tại. Cuối cùng, Hiệp Định Versailles lại đảo ngược các cuộc sát nhập sau Thế Chiến I.

Năm 1919, nền Đề Nhị Cộng Hòa của Ba Lan bị bao vây bởi các nhà nước thù địch xung quanh và phải đấu tranh cho sự tồn tại của mình. Nga tiến hành một cuộc tấn công khác vào năm 1920 nhưng Hồng Quân lại bị lực lượng của Thống chế Pilsudski đẩy lùi. Năm 1921, sự tồn tại và biên giới của Ba Lan đã được bảo đảm nhưng lại rất bấp bênh.

Bị kẹp giữa hai cường quốc thù địch, địa chánh trị của Ba Lan trong những năm giữa 2 cuộc Thế chiến là một trong những điều tồi tệ nhứt trong lịch sử. Khi Hiệp Định Molotov – Ribbentrop được ký kết, số phận của Ba Lan đã bị định đoạt. Sau Thế Chiến II, Ba Lan phải vật lộn dưới tay Soviet trong nhiều thập kỷ, cuối cùng được tách khỏi Khối Warsaw vào năm 1991.

>>Thế giới bóng đá phản ứng thế nào với Super League?

ANH VÀ PHÁP — 700 NĂM CHIẾN TRANH

Các cuộc xung đột: Nhiều cuộc chiến lớn nhỏ (1109-1337), Chiến Tranh Trăm Năm (1337-1453), Anh can thiệp vào Chiến Tranh Nước Ý (1494-1559), Chiến Tranh 7 Năm (1756-63), Cách Mạng Hoa Kỳ (1776-83), Chiến Tranh Napoleon (1802-15).

Anh – Pháp bắt đầu xung đột với nhau từ khoảng thế kỷ 12 và không hề dừng lại cho tới tận khi Napoleon rơi đài. Các cuộc xung đột đầu tiên diễn ra khi người Anh tiến hành định cư tại Normandy ở miền Bắc nước Pháp. Pháp còn là đồng minh lâu dài của Scotland, luôn giúp đỡ vương quốc nhỏ này duy trì độc lập trước Anh quốc, ngăn cản người Anh tập trung toàn lực để đối đầu với một đối thủ.

Vào cao trào của Chiến Tranh Trăm Năm (thực ra là kéo dài tới 116 năm), người Anh chiếm giữ các cảng quan trọng ở Pháp. Mặc dù dành chiến thắng tại Agincourt, nhưng người Pháp lại là kẻ lên ngôi cuối cùng. Cho tới năm 1453, người Anh chỉ còn nắm được độc nhứt Cảng Calais. Và phải đúng một thế kỷ sau thì người Pháp mới chiếm được thành trì cuối cùng của người Anh trên Lục địa.

Trong Chiến Tranh Nước Ý vào thế kỷ 16, về cơ bản, người Anh luôn đứng về bất kỳ phe nào đối đầu với người Pháp. Đổi lại, người Pháp tiếp tay cho người Hà Lan trong Chiến Tranh Anh – Hà Lan lần 2. Vào thế kỷ 18, 2 quốc gia tiếp tục thọc gậy bánh xe nhau — người Anh đánh bật người Pháp ra khỏi Canada, và 20 năm sau, người Pháp giúp các thuộc địa Hoa Kỳ tách khỏi Anh.

Trong suốt Chiến Tranh Napoleon, người Anh là nhân tố chính góp mặt trong tất cả các liên minh đối đầu với người Pháp. Sau khi Napoleon bị đánh bại tại Waterloo, Anh và Pháp có xu hướng thành đồng minh hơn là kẻ thù. Họ sát cánh với nhau trong Chiến Tranh Nha Phiến, Chiến Tranh Crimea, và trong cả 2 cuộc Thế Chiến. Duy chỉ có một lần, vào năm 1940, Anh phá hủy hạm đội Pháp đóng tại Algeria để ngăn tài nguyên rơi vào tay phe Trục.

LA MÃ VÀ CARTHAGE — 3 TRẬN ĐẠI CHIẾN NHẰM THỐNG TRỊ ĐỊA TRUNG HẢI

Các cuộc xung đột: 3 cuộc Chiến Tranh Punic (264-241, 218-201, 149-146 trước Công Nguyên)

Người La Mã thường hay gọi Địa Trung Hải là “Mare Nostrum” (nôm na là “ao nhà”), nhưng khu vực này chỉ thực sự trở thành của họ sau 3 cuộc xung đột với đối thủ ngang tài ngang sức là Carthage. Cuộc chiến đầu tiên là cuộc xung đột kéo dài 23 năm, chủ yếu diễn ra ở Sicily và trên biển.

Lúc đầu, hải quân La Mã tỏ ra khá yếu trước các thủy thủ lão luyện từ Carthage. Một cải cách quan trọng — chính là sự xuất hiện của tàu corvus — cho phép người La Mã lên tàu dễ hơn và áp đảo các tàu của người Carthage.

Chiến Tranh Punic lần 2 chứng kiến người La Mã chịu đựng thất bại và mất mát trước tài năng của Hannibal. Thông qua nghị lực và ý chí, người La Mã dần dành lại thế cân bằng và với sự xuất hiện của thiên tài quân sự Scipio Africannus, đã giúp người La Mã dành chiến thắng cuối cùng.

Mặc dù bị vô hiệu hóa bởi một hòa ước khắc nghiệt, nhưng viễn cảnh về sự phục hồi của Carthage khiến chánh khách La Mã là Cato Trưởng lão vô cùng lo lắng. Ông kết thúc mọi bài phát biểu trước công chúng bằng câu khẩu hiệu “Cathrago Deletenda est” (“Carthage phải bị tiêu diệt”).

Cuộc chiến thứ ba cũng là cuối cùng diễn ra khá ngắn. La Mã kích động chiến tranh thông qua một loạt các yêu sách ngày càng thái quá. Mặc dù Carthage không còn ngang tài ngang sức với La Mã vào thời điểm này, nhưng họ vẫn tập hợp lại thành một hàng phòng thủ vững chắc.

Năm 146 trước Công Nguyên, thành Carthage thất thủ và bị thiêu rụi. Mặc dù 1 thế kỷ sau, thành này được tái xây dựng lại, nhưng vẫn không còn đủ sức để thách thức La Mã nhằm kiểm soát Địa Trung Hải một lần nào nữa.

NGA VÀ OTTOMAN — 500 NĂM CƯỜNG ĐỊCH

Các cuộc xung đột: 10 trận chiến trong vòng từ năm 1568 tới năm 1878, Chiến Tranh Crimea, Thế Chiến I

Là một đế chế mở rộng khắp Á Âu, Nga và Ottoman luôn có nhiều kẻ thù chực chờ khắp biên giới. Nhưng ít có cuộc cạnh tranh nào khốc liệt bằng cả hai bên cạnh tranh nhau từ thế kỷ 16 cho tới Thế Chiến I.

Cả hai đế chế này đối đầu nhau thông qua 12 cuộc chiến lớn nhỏ, với Nga là kẻ dành toàn thắng, ngoại trừ 2 cuộc xung đột. Hai chiến thắng của người Ottoman được hưởng ké từ hai khúc xương người Nga bị mắc, một cái là khi người Nga đối đầu với hơn một nửa Châu Âu trong Đại Chiến Phương Bắc.

Người Ottoman ra giá hời để rút lui an toàn khỏi cuộc xung đột vào năm 1711. Cái còn lại là khi Nga đang là đồng minh với Anh và Pháp trong Chiến Tranh Crimea. Lo ngại rằng Nga sẽ ngày càng mở rộng lãnh thổ, Anh và Pháp gác lại mối thù nhiều thế kỷ mà hỗ trợ Ottoman chống lại Nga.

Liên minh do Nga dẫn đầu đánh bại người Ottoman vào năm 1878 trong Chiến Tranh Nga – Thổ lần 10 và giúp các vương quốc vùng Balkan dành được độc lập. Cuộc xung đột cuối cùng giữa hai cường quốc này diễn ra trong Thế Chiến I. Với những ưu tiên cấp bách hơn ở các mặt trận khác, cuộc đối đầu giữa 2 kẻ cựu thù phần lớn bị hạn chế ở vùng Caucasus .

SCOTLAND VÀ ANH — TỪ KẺ THÙ CHO TỚI ĐỒNG MINH CAY ĐẮNG

Các cuộc xung đột: Chiến Tranh Dành Độc Lập cho Scotland (1296-1328 và 1332-57), Chiến Tranh Anh – Scotland (nhiều cuộc giao tranh diễn ra khoảng từ năm 1372-1542), Chiến Tranh 8 Năm (1542-51), Tam Quốc chi chiến (1639-53)

Scotland đối đầu với Anh trong 2 cuộc chiến lớn và kéo dài để dành độc lập trong thế kỷ 13 và 14. Trận Bannockburn quyết định kết quả cuối cùng, nhưng phải mất 14 năm nữa thì nước Anh mới công nhận nền độc lập của Scotland vào năm 1328.

Hòa bình này kéo dài tổng cộng 4 năm. Cuộc chiến dành độc lập lần 2 cũng dài tương tự và một lần nữa kết thúc với việc Scotland giữ vững nền độc lập của mình. Nhìn chung, người Anh đánh tốt hơn trong các trận chiến lớn, nhưng cho dù có tiến hành bao nhiêu cuộc xâm lược, họ cũng không bao giờ có thể dành được một chiến thắng thực sự quyết định trước người Scotland. Nhờ sự hỗ trợ của Pháp, nền độc lập của Scotland không bị sứt mẻ, nhưng với một cái giá là Hiệp Định Berwick.

Các trận chiến giữa 2 kẻ thù tiếp tục kéo dài cho tới thế kỷ 15 và 16, nói chung là các cuộc giao tranh ở biên giới và Berwick đổi chủ hơn chục lần. Các vị vua Scotland tỏ ra yếu thế hơn trong các cuộc xung đột với Anh: David II bị bắt làm tù binh trong Chiến Tranh Dành Độc Lập lần 2; James II chết trong trận Vây Hãm Roxburgh; và James IV cùng phần lớn giới quý tộc thiệt mạng trong Trận Flodden năm 1515, một trong những trận chiến thảm khốc nhứt mà Scotland từng tham chiến.

Henry VIII quyết định cho con trai Edward kết hôn với Nữ hoàng Scotland là Mary và không chấp nhận lời từ chối. Chiến dịch “Vừa đấm vừa xoa” (Rough Wooing) diễn ra không thành công nhằm mục đích buộc người Scotland tham gia vào một liên minh hôn nhân và cắt đứt quan hệ với người Pháp. Cuối cùng, chính một vị quân vương Scotland, chứ không phải người Anh, lại là người hợp nhứt 2 vương quốc. Năm 1603, Elizabeth I qua đời mà không có người thừa kế, để lại ngai vàng nước Anh cho James VI. Một thế kỷ sau, hai nghị viện thống nhứt và Đại Anh hình thành vào năm 1707.

GIA TỘC HABSBURG VÀ OTTOMAN — ĐỐI ĐẦU NHAU GẦN 265 NĂM

Các cuộc xung đột: Nhiều cuộc giao tranh lớn nhỏ trên Địa Trung Hải, vùng Balkan và tại Hungary từ năm 1526 tới năm 1791.

Gia tộc Habsburg và người Ottoman là hai thế lực hùng mạnh nhứt thế giới thời cận đại. Gia tộc Habsburg chi phối chánh trị toàn Châu Âu với thành trì là Đế chế La Mã Thần Thánh và các chế độ quân chủ khắp Lục địa. Người Ottoman nổi lên từ một bộ tộc du mục Thổ, lật đổ Đế chế Byzantine và mở rộng cho tới Nam Âu vào thế kỷ 15. Với việc chinh phục Hungary, người Hồi Ottoman trở thành hàng xóm của Gia tộc Habsburg theo Công Giáo. Và phải gần 2 thế kỷ rưỡi sau thì cặp đối thủ này mới có kết quả chung cuộc.

Người Ottoman đã 2 lần tiến tới cổng thành Viên, nhưng cuối cùng đều bị đánh bại. Thời tiết xấu khiến cho những kẻ viễn chinh phải quay đầu, trong khi nhờ sự can thiệp của đội Kỵ Binh Hussar Ba Lan khiến tình thế đảo ngược vào năm 1683. Các cuộc đối đầu cũng diễn ra trên biển, với liên minh do Gia tộc Habsburg dẫn đầu dành được chiến thắng đặc biệt quan trọng tại Lepanto năm 1571.

Nhìn tổng thể, 100 năm đầu chiến đấu là không thể kết luận được; cuộc Trường Kỳ Chống Thổ năm 1593-1606 không đạt được kết quả gì ngoài việc thêm 9 vạn thi thể vào danh sách thương vong. Sau thất bại lần 2 trong việc chiếm Viên, triều cường xoay chuyển có lợi về phía Gia tộc Habsburg nhờ sự lãnh đạo năng động của Hoàng thân Eugene xứ Savoy. Cuộc xung đột lớn cuối cùng kết thúc vào năm 1791, một cuộc xung đột phần lớn bất phân thắng bại giữa 2 cường quốc đang suy tàn.

Đối Thủ Truyền Kiếp Trong Lịch Sử
Liên quân Nga Sa hoàng – Đan Mạch đánh bại Đế quốc Thuỵ Điển năm 1700

ĐAN MẠCH VÀ THỤY ĐIỂN — BẤT PHÂN THẮNG BẠI

Các cuộc xung đột: Chiến Tranh Dành Độc Lập cho Thụy Điển (1521-23), Chiến Tranh 7 Năm Phương Bắc (1563-70), Chiến Tranh 30 Năm (1618-48), Chiến Tranh Phương Bắc lần 2 (1655-60), Đại Chiến Phương Bắc (1700-21), Chiến Tranh Napoleon (1803-15).

Rất khó xác định số lượng chính xác các cuộc xung đột giữa Đan Mạch và Thụy Điển trước năm 1523, vì các nhà nước tiền thân của 2 quốc gia này không được xác định rõ ràng. Theo một số ước tính, 30 cuộc xung đột đã xảy ra giữa 2 quốc gia vùng Scandinavia này, nếu tính cả các cuộc đụng độ từ đầu thời Trung Cổ trở về trước. Sau Chiến Tranh Dành Độc Lập nhằm tách Thụy Điển ra khỏi Liên Minh Kalmar, ít nhứt là 11 cuộc xung đột đã diễn ra giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

Chiến Tranh 7 Năm Phương Bắc giữa Đan Mạch và Thụy Điển hoàn toàn không đem lại kết quả gì, nhưng lần 2 vào thế kỷ 17 lại giúp thiết lập nên đường biên giới cho 3 nước Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Người Đan Mạch nhanh chóng bắt tay với bất kỳ kẻ thù nào của Thụy Điển, và vào thời điểm đó, họ có rất nhiều lựa chọn.

Các cuộc xung đột cuối cùng diễn ra trong Chiến Tranh Napoleon. Đan Mạch là đồng minh của người Pháp, trong khi người Thụy Điển sát cánh với liên quân do Anh dẫn đầu. Thụy Điển thất bại trong việc xâm lược Na Uy, trong khi Đan Mạch bỏ cuộc trong việc dành lại lãnh thổ đã mất từ tay Thụy Điển.

Trận chiến cuối cùng giữa 2 kình địch diễn ra trong Chiến Tranh Liên Minh thứ 6 (1813-14) với một cuộc đụng độ khá gay cấn giữa 2 đội quân; kỵ binh Thụy Điển cố gắng buộc quân Đan Mạch phải rút lui. Với hòa ước, người Thụy Điển dành được Na Uy, và đây là nguyên nhân gây ra hiềm khích giữa 2 quốc gia.

>>Ốc sên: Nếu em chờ, nhất định anh sẽ đến!

NGƯỜI LA MÃ ĐÁNH…. NGƯỜI LA MÃ

Các cuộc xung đột: Nội Chiến Sulla (81-83 trước Công Nguyên), Nội Chiến Caesar (49-45 trước Công Nguyên), Chiến Tranh Tam Đầu Chế lần 2 (44-36 trước Công Nguyên), Nhất Niên Ngũ Hoàng (193 Công Nguyên), Khủng Hoảng Thế Kỷ 3 (235-284 Công Nguyên), Nội Chiến Tứ Đầu Chế (306-324 Công Nguyên)

Mặc dù La Mã có vô số cuộc chiến kinh hoàng trong nhiều thế kỷ tồn tại, nhưng mối đe dọa lớn nhứt lại tới từ bên trong. Rất khó để xác định số lượng chính xác của các cuộc xung đột nội bộ. Ngay cả trong huyền thoại lập quốc cũng gợi ý về các cuộc đấu đá — Romulus sát hại em trai Remus và lấy tên mình đặt tên cho thành phố.

Và kỷ nguyên hỗn loạn nhứt là một loạt các cuộc nội chiến vào thế kỷ 1 trước Công Nguyên, cuối cùng chấm dứt nền Cộng Hòa. Thời kỳ này bắt đầu bằng cuộc tranh dành quyền lực giữa Sulla với Gaius Marius, và kết thúc bằng chiến thắng cuối cùng của Octavian trước Mark Antony.

Octavian sau trở thành Augustus Caesar, Hoàng đế đầu tiên của La Mã, mặc dù ông chưa bao giờ thực sự đảm nhận danh hiệu đó. Augustus học được từ sai lầm của Julius Caesar, và tránh ra mặt nắm giữ quyền lực tối thượng.

Việc chuyển đổi từ nền cộng hòa sang đế chế không thể dập tắt được các cuộc nội chiến không ngừng; chính cấu trúc quyền lực mới đã khuyến khích lòng tham của họ. Quyền lực tối cao chỉ nằm trong tay một kẻ đảo chánh thành công. Chỉ riêng năm 193 đã xuất hiện tới 5 vị hoàng đế.

Trong cuộc Khủng Hoảng Thế Kỷ 3, có tới 26 người chiến đấu để tranh dành quyền lực. Hỗn loạn kết thúc với việc Hoàng đế Diocletian tạo ra một cấu trúc quyền lực ổn định hơn, Tứ Đầu Chế, nhằm ổn định một đế chế đang bị rạn nứt.

Tất nhiên, không ai muốn lẫn có thể ngăn cản người La Mã đánh người La Mã trong một thời gian dài, và hệ thống này đã sụp đổ ngay sau khi Diocletian qua đời. Sau khi Đế chế La Mã chia thành 2 nửa Tây – Đông, các cuộc nội chiến vẫn tiếp tục diễn ra trong thế kỷ 4 và 5 cho tới khi nửa phía Tây sụp đổ hoàn toàn. Đế chế Đông La Mã, còn gọi là Đế chế Byzantine, tồn tại lâu hơn nhiều nhưng vẫn tiếp tục giữ vững truyền thống đáng tự hào là đấu đá nội bộ vài năm một lần.

VENICE VÀ GENOA — QUYỀN THỐNG TRỊ HẢI THƯƠNG

Các cuộc xung đột: 1256-70, 1294-99, 1350-55, 1377-81.

Vào thời Trung Cổ, Venice và Genoa là hai nước cộng hòa đặc biệt giàu có và hùng mạnh nằm ở 2 bên Bán đảo Ý. Cả 2 đều là cường quốc thương mại ở Địa Trung Hải, giao thương với khắp khu vực. Cặp đôi này đã đối đầu nhau trong 4 cuộc xung đột để dành quyền thống trị thương mại ở Địa Trung Hải trong thế kỷ 13 và 14.

Mặc dù 2 thành phố chỉ cách nhau chưa đầy 400 cây số, nhưng hầu như tất cả các cuộc giao tranh đều diễn ra trên biển. Hải quân 2 bên với hàng trăm con tàu galley đụng độ nhau ở những nơi xa như Eo biển Bosporus và Hắc Hải. Ngay cả khi họ không chính thức xảy ra chiến tranh, thì hải tặc đội lốt cũng vờn tàu của đối phương như đồ chơi trong túi. Người Venice dành được ưu thế trong cuộc xung đột đầu tiên; trận thứ 2 và 3 bất phân thắng bại.

Trong cuộc chiến thứ tư và cũng là cuối cùng, Venice suýt bị xóa sổ với chiến thắng tại Chioggia năm 1380. Mặc dù Venice dành được thắng lợi lớn, nhưng nước cộng hòa cuối cùng vẫn bị đánh bại bởi Áo và Hungary, đồng minh của Genoa và yêu cầu thỏa thuận hòa bình vào năm sau.

Hiệp Định Turin năm 1381 chánh thức chấm dứt tình trạng thù địch, nhưng các nước cộng hòa vẫn coi nhau là đối thủ. Venice mất đi những vùng lãnh thổ đáng kể trong thời kỳ hòa bình, nhưng nhanh chóng phục hồi từ thất bại để một lần nữa trở thành một trong các cường quốc hàng đầu ở Địa Trung Hải trong thời Cận Đại.

Đối với Genoa, cuộc xung đột thứ 4 đã chứng minh rằng nước cộng hòa này đang dần trở thành một cường quốc lớn trong khu vực. Tổn thất về hải quân khiến Genoa không thể bảo vệ hải thương ở phía Đông Địa Trung Hải, và để mất vào tay Venice và người Ottoman.

OTTOMAN VÀ BA TƯ — 3 THẾ KỶ GÂY CHIẾN

Các cuộc xung đột: 1532-55, 1578-90, 1603-18, 1632-39, 1730-35, 1743-46, 1775-76, 1821-23.

Mặc dù người Ottoman có xu hướng mở rộng lãnh thổ sang Châu Âu, nhưng mục tiêu chính mà quân đội Ottoman thực sự nhắm vào là đối thủ phía Đông, người Ba Tư thuộc Vương triều Safavid. Người Ottoman dành được ưu thế trước người Safavid trong cuộc xung đột lớn đầu tiên, từ năm 1532 – 55), nhưng một chiến thắng quyết định vẫn rất khó khi người Ba Tư áp dụng chiến lược tiêu thổ rất tốt.

Hai cường quốc dành được chiến thắng qua lại trong cuộc xung đột lần 2 trước khi người Ottoman một lần nữa thắng thế vào năm 1590. Gió lại ngược chiều với chiến thắng của người Ba Tư vào năm 1618. Một thỏa thuận hòa bình được lập ra chỉ kéo dài 5 năm trước khi cuộc xung đột lớn cuối cùng của thế kỷ 17 nổ ra nhằm giải quyết vấn đề biên giới Tây Á trong gần một thế kỷ.

Một loạt các cuộc xung đột mới nổ ra vào thế kỷ 18, và mặc dù Vương triều Safavid sụp đổ vào năm 1736, những người thừa kế cũng tỏ ra thù địch không kém phần gay gắt với người Ottoman. Các cuộc xung đột sau này giữa Ottoman và Ba Tư phần lớn bất phân thắng bại, với một nền hòa bình cuối cùng và lâu dài được ký kết vào năm 1823.

NGA VÀ THỤY ĐIỂN — QUYỀN THỐNG TRỊ VÙNG BALTIC

Các cuộc xung đột: Chiến Tranh Nga – Thụy Điển (1495-97, 1554-57, 1590-95, 1788-90), Chiến Tranh Linovia (1558-82), Chiến Tranh Phương Bắc lần 2 (1655-60), Đại Chiến Phương Bắc (1700-21), Chiến Tranh Hats (1741-43), Chiến Tranh Phần Lan (1808-09)

Sự thù địch giữa Thụy Điển và Nga có từ thời Trung Cổ, nhưng thực sự bùng phát mạnh vào thời Cận Đại. Khi Thụy Điển bắt đầu đè bẹp được kẻ thù không đội trời chung của mình là Đan Mạch, một đối thủ cạnh tranh khác dần hình thành. Ban đầu là một loạt các cuộc giao tranh biên giới bất phân thắng bại giữa 2 cường quốc đang lên trong khu vực, các cuộc xung đột ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất trong thế kỷ 17 và 18.

Đại Chiến Phương Bắc là cuộc chiến dài hơi và tốn kém nhứt trong số các cuộc xung đột. Vua Thụy Điển Charles XII là một chỉ huy quân sự đáng gờm, dành chiến thắng ngoạn mục tại Holowczyn (nay là Belarus), đánh bại một đội quân đông gấp đôi quân của mình. Tuy nhiên, Charles không thể tiếp tục thành công ban đầu mà đã phải bỏ mạng trong trận chiến.

21 năm thù địch đã chứng kiến các cường quốc khác bị lôi kéo vào cuộc chiến. Anh gia nhập vào cả 2 phe ở các thời điểm khác nhau. Đan Mạch, như mọi khi, sẵn sàng làm đồng minh với ai chống lại Thụy Điển. Cuối cùng, Nga dành chiến thắng và trở thành cường quốc thống trị mới ở Baltic.

Cuộc chiến mang tên Chiến Tranh Hats (1741-43) thực ra không liên quan gì tới mũ đội đầu, mà ám chỉ một đảng chánh trị ở Thụy Điển muốn dành lại những lãnh thổ bị mất trong Đại Chiến Phương Bắc. Nhưng Đảng Hats nhanh chóng bị nuốt chửng bởi lực lượng vượt trội của Nga và thậm chí bị mất nhiều lãnh thổ hơn.

Chiến Tranh Phần Lan chấm dứt sự thù địch giữa Nga và Thụy Điển vào năm 1809. Trong Chiến Tranh Napoleon, Thụy Điển nhượng Phần Lan cho Đế chế Nga. Cuộc xung đột này cũng là lần cuối cùng một trận chiến diễn ra trên lãnh thổ Thụy Điển.

Đối Thủ Truyền Kiếp Trong Lịch Sử
Kỵ binh Phổ bắt giữ một lính zouave của Pháp trong cuộc chiến 1870-1871.

MỐI THÙ PHÁP – ĐỨC

Mối thù truyền kiếp (tiếng Đức: Deutsch–französische Erbfeindschaft), (tiếng Pháp: Rivalité franco-allemande) giữa hai nước Đức và Pháp có mầm mống từ thời trung cổ khi hoàng đế Charlemagne của Đế quốc Frank (cũng là người khai quốc của cả Đức Lẫn Pháp) phân chia quốc gia cho 2 người con trai của ông thành hai Vương quốc Đông Frank (tức nước Đức cổ) và Tây Frank (tức nước Pháp cổ), dân tộc Frank cũng bị phân chia thành dân tộc Đức và dân tộc Pháp.

Tuy nhiên, mối thù Đức – Pháp thời cận đại có lẽ đã khởi nguồn từ cuộc xâm lược nước Pháp Cách mạng của liên quân Áo – Phổ vào năm 1793. Ngược lại, Pháp xâm lược Áo và Phổ trong các năm 1805 – 1813. Đến các năm 1814 – 1815, liên quân Áo – Phổ lại tấn công Pháp. Thất bại của Napoléon vào năm 1815 càng thổi bùng sự căm hờn đối với Pháp của người Đức, dưới ảnh hưởng to lớn của tinh thần dân tộc của cuộc Cách mạng Pháp.

Sau đó, trong vòng 69 năm – bằng một đời người, hai nước đã đánh nhau với nhau ba lần, tất cả đều là những cuộc chiến có ảnh hưởng tới lịch sử châu lục và thế giới. Lần thứ nhất là vào năm 1870, lần thứ hai vào năm 1914 (Thế chiến I) và lần thứ ba vào năm 1939 (Thế chiến II).

Thất bại của Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871 là một đòn giáng nặng nề đối với sức mạnh quân sự vô song của nước này, đồng thời gia tăng mâu thuẫn gay gắt giữa Pháp và Đức, tiếp lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914. Mặc dù Pháp cận kề thất bại khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, Pháp với sự hỗ trợ của các đồng minh của mình cuối cùng đã giành chiến thắng với cái giá cực kỳ đắt.

Sau đó, Pháp đã theo đuổi một chính sách khắc nghiệt bắt bồi thường và kiềm chế sức mạnh Đức mà một số người cho rằng, chính sách này đã góp phần tạo điều kiện cho Hitler lên cầm quyền. Đức phát động chiến tranh thế giới thứ hai, Hittle đã đánh bại liên quân Anh – Pháp và chiếm đóng hoàn toàn Pháp năm 1940. Mặc dù chiến tranh kết thúc với sự thất trận của Đức vào năm 1945, các lực lượng Pháp chỉ đóng một vai trò nhỏ trong chiến thắng của phe Đồng Minh.

Cuối cùng, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai nước bắt đầu hòa giải để kết thúc mối thù lâu đời này. Ngày nay, Đức và Pháp là 2 quốc gia sáng lập và chủ chốt của Liên minh châu Âu. Xét về tổng thể, Đức mạnh hơn Pháp một chút.

>>11 trích dẫn hay nhất trong Đi Đến Nơi Có Gió – PHỐ ẨM THỰC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status