23 câu nói hay nhất trong Nhà Bà Nữ
1. Điều mà ta nghĩ sẽ tốt cho người khác, chưa chắc là điều mà họ mong muốn.
2. Ai cũng có lỗi hết, nhưng sao ai cũng nghĩ mình là nạn nhân.
3. Hạnh phúc chân thật chỉ có được khi chúng ta được hiểu, được thương và chúng ta có khả năng hiểu và thương người khác.
4. Điều đau khổ nhất là không có ai sai, nhưng chúng ta không đủ bao dung để đặt mình vào vị trí đối phương để thông cảm.
5. Trong cơn tức giận, ta chỉ thấy người kia có lỗi, mình chịu thiệt thòi, mà quên những tử tế dành cho nhau.
6. Bản chất và cá tính con người không phải mình muốn thay đổi là được, nó sẽ thay đổi khi mình trải qua biến cố.
7. Tự té thì tự đứng dậy. Đừng bắt người ta phải nghe theo mình. Trên đời này không có gì là tuyệt đối hết, tương đối thôi con ơi.
8. Trải qua nhiều thứ rồi chúng ta sẽ hiểu: Tình yêu không chỉ yêu là đủ, mà là sự thấu hiểu, tôn trọng, cảm thông và đặt mình vào vị trí của nhau.
9. Trong một mối quan hệ, điều khó xử nhất là không ai đúng, không ai sai. Chúng ta chỉ khác nhau về góc nhìn. Và rồi chúng ta dần xa nhau.
10. Ở trường học, khi chúng ta đi học, người ta sẽ dạy cho ta trước rồi mới kiểm tra. Còn ở trường đời, thì bắt buộc chúng ta phải làm kiểm tra rồi mới có được bài học.
11. Mọi việc chỉ tương đối, không thể tuyệt đối. Yêu không đúng cách sẽ làm người thân mình tổn thương.
12. Chồng mày chọn, khổ mày chịu.
13. Tuổi trẻ mà, ai mà không trải qua dăm ba mối tình.
14. Có một điều mà người lớn không bao giờ chịu hiểu, là họ chỉ có thể kiểm soát được thời gian, sinh hoạt, nhiều lắm là lời nói của con mình. Chứ làm sao kiểm soát được suy nghĩ và mong muốn hả trời?
15. Thất bại cũng là quyền của con người.
16. Con thà thất bại trong ước mơ của con, còn hơn thành công trong ước mơ của mẹ.
17. Khi người ta yêu, người ta muốn ở lại, đâu ai yêu để rời đi. Nên nếu ai đó muốn rời đi thì chắc chắn họ đã có lý do.
18. Trong tình yêu sợ nhất là không ai đúng cũng không ai sai. Chúng ta khác nhau ở góc nhìn, không cảm thông được cho đối phương để rồi dần xa nhau.
19. Giá trị của một vật nằm ở chỗ nó được đặt ở đâu.
20. Bản tính con người vốn không dễ thay đổi, nó chỉ thay đổi khi gặp biến cố.
21. Ai cũng có lỗi nhưng ai cũng nghĩ mình là nạn nhân.
22. Hạnh phúc hôm nay của mẹ được đánh đổi từ hạnh phúc của hai con.
23. Cho người khác cơ hội cũng là cho mình cơ hội.

>>11 trích dẫn hay nhất trong Đi Đến Nơi Có Gió
Nội dung phim Nhà bà Nữ
Bộ phim lấy đề tài gia đình của nhà bà Nữ (NSND Ngọc Giàu), một người làm nghề bán bánh canh với nhiều thế hệ và hầu hết trong gia đình đều là phụ nữ với Ngọc Ngà, Ngọc Nữ (diễn viên Lê giang), Ngọc Như (Khả Như) và Ngọc Nhi (Huỳnh Uyển Ân), được ví von là gia đình chữ “N”.
Chồng của Ngọc Như là Phú Nhuận (Trấn Thành), là “cánh mày râu” duy nhất trong gia đình.
Tình tiết bộ phim xoay quanh việc kinh doanh quán bánh canh cua nổi tiếng và những câu chuyện thường ngày rất đời sống của họ.
Bộ phim đưa vào nhiều bài học để lên án những lối dạy con độc hại, thương con độc hại, hy sinh độc hại của các bậc phụ huynh ngày nay.

Đánh giá phim Nhà bà Nữ
Đạo diễn Lý Minh Thắng đã cho rằng bộ phim có hệ thống nhân vật được kết nối chặt chẽ để khai thác mảng sang chấn liên thế hệ. Anh đã nói thêm, “Trấn Thành có biệt tài thấu hiểu tâm lý khán giả. Tôi nghĩ câu chuyện trong phim đại diện cho số đông người lao động – những người vì miệt mài, bươn chải mưu sinh mà không có cơ hội nhìn lại các giá trị tình cảm gia đình”.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đánh giá phim Nhà bà Nữ không có những màn độc diễn tỏa sáng nhưng các gương mặt trong phim được diễn hài hòa, có kiểm soát. ”Phim diễn giải nhiều quá. Nhân vật nói liên tục, nói như sợ khán giả không hiểu mình nói gì. Khi xem Bố già, tôi vẫn có cảm xúc, vẫn khóc được. Còn xem phim này không khóc được, không cười được”
Nhà văn Hoài Hương đã cho rằng bản thân bà “không chấp nhận được phim Nhà bà Nữ” và “cả bộ phim chỉ thấy mẹ con, vợ chồng quát mắng, chửi bới”. Bà cũng kể thêm việc phim kể quá nhiều và đánh giá bộ phim thua Bố già, tác phẩm điện ảnh trước đó của Trấn Thành.
Trong khi đó, nhà văn Phan Ý Yên đánh giá Nhà bà Nữ không phải là một bộ phim dở của điện ảnh Việt Nam mà là một bộ “phim dở của Trấn Thành”. Ý Yên đã cho rằng bộ phim “quá nhiều sự la hét, thiếu đi khoảng lặng đủ sâu sắc”.

Tuy nhiên, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm lại cho rằng phim “thoại ồn ào, nhiều từ văng tục” (lời nói thô tục) là điều chấp nhận được. Ngoài ra, ông Lâm còn chia sẻ việc gần gũi, phổ biến và những triết lý bình dân đã khiến người xem cảm nhận được mình trong câu chuyện. Cùng với Chị chị em em 2, cả hai bộ phim đều không bị thoại giả và giáo điều như các bộ phim điện ảnh Việt Nam trước đó.
Phóng viên Trunkslessj của tờ báo VnExpress đã kể ra 4 lý do được cho là yếu điểm của bộ phim như diễn xuất sượn và thiếu tự nhiên; kể lễ quá dài dòng; cách xây dựng nhân vật có vấn đề và lạm dụng chửi thề.
Còn đối với Mai Nhật, ngòi bút chuyên viết đánh giá về các tác phẩm điện ảnh của VnExpress đã thành công trong việc “dồn dập tình tiết, đẩy cao mâu thuẫn nhân vật” và đưa nhiều phân cảnh buồn vào phim Tết. Tuy nhiên, tác phẩm lại quá “lạm dụng cảnh các nhân vật đả kích qua lại với âm lượng lớn, ồn ào”
Báo Người lao động đã gọi bộ phim sở hữu kịch bản bình dân và Trấn Thành có tiến bộ trong vai trò đạo diễn và diễn xuất. Tờ báo cũng đã cho rằng chính hiệu ứng truyền miệng đã giúp bộ phim mặc dù gây ra tranh cãi nhưng vẫn đạt được thành công.
ZingNews đã ca ngợi bộ phim chân thực và giàu cảm xúc khi thể hiện vừa đủ “lỗi lầm lặp lại, sự độc hại của giáo dục sai cách hay bồng bột trong tình yêu tuổi trẻ”.
VietNamNet lại cho rằng bộ phim đã sử dụng tiếng trong hình một cách quá đà để thao túng tâm lý khán giả. Tuy nhiên, vẫn không phủ nhận bài học mà Trấn Thành đã đưa vào bộ phim để lên án những lối dạy con độc hại, thương con độc hại, hy sinh độc hại của các bậc phụ huynh ngày nay.
Trả lời