Lọ lồng xốp kết hợp Cành gác cành

Cách cắm hoa kết hợp 2 pp Cành gác cành và Lọ lồng xốp

Giới thiệu 2 phương pháp Lọ lồng xốp và Cành gác cành

Hoa/ Cắm hoa – PHỐ ẨM THỰC là chuyên mục được thiết kế để chia sẻ những kinh nghiệm dù là quá ư nhỏ bé đối với cách cắm, dưỡng hoa cơ bản (để trang trí cho không gian nhà bếp và những nơi khác trong nhà) nói riêng, cũng như niềm yêu thích đối với các loài hoa nói chung. Kho tàng kiến thức thì quả đúng “Học Hải cao triều” không riêng bất kỳ một ngành nghề nào. Huống chi lại là một bộ môn nghệ thuật hướng tới “Chân – Thiện – Mỹ”.

Mặc dù vậy, với niềm đam mê và khát khao được chia sẻ những giá trị đã tích lũy trong nhiều năm qua về các phương pháp cắm hoa cũng như tổng hợp, tham khảo thêm các nguồn quý báu khác – như những cách dưỡng hoa của người Nhật, bài viết này xin mạo muội đóng góp một chút nhỏ bé để phần nào giúp cho việc cắm hoa trang trí những không gian khác nhau trở nên vô cùng đơn giản hơn nhiều lần .

Và thế là những tìm tòi đã được hiện thực hoá qua những cách cắm và tên gọi khác nhau.

Trải qua những phương pháp cắm hoa:

  1. Lọ lồng lọ LLL 3L
  2. Lọ lồng rọ LLR
  3. Lọ chồng lọ LCL
  4. Rọ chồng lọ RCL
  5. Lọ lồng xốp LLX1 ( PP cũ)
  6. Cành gác cành CGC
  7. Lọ lồng xốp LLX2 ( PP mới)

Mỗi một phương án khác nhau lại thích hợp với một số loại hoa khác nhau, hoa thủy sinh, hoa địa sinh, môi trường hỗn hợp hoặc các loại có môi trường tương đối đặc biệt treo lơ lửng trong không gian. Các loài hoa thân gỗ lâu năm cành cứng thô mộc cho tới những loài hoa đồng nội mang vẻ đẹp mong manh, dịu dàng. Hay những loài thực vật mang dáng vẻ hiên ngang bất chấp nắng gió thời tiết khắc nghiệt hoặc sương tuyết giá rét …

Cắm kết hợp 2 phương pháp Lọ lồng xốp và Cành gác cành ( LLX & CGC).

Cách cắm này có thể tận dụng những cành ngắn bằng cách “phẫu thuật thẩm mỹ” nối chân dài ra.

Bước đầu tiên nên cắt chéo gốc trong môi trường nước, sau đó dốc ngược cành hoa và xả nước để tắm cho hoa sạch sẽ từ mặt dưới những chiếc lá.

Tuỳ theo độ nở hay búp của quả nụ mà chọn dưỡng từ 2 – 6 tiếng hoặc hơn.

Pha nước dưỡng hoa theo tỉ lệ trên bao bì và cắm đề hoa hút dưỡng chất. Bước này thực chất có thêm tác dụng phụ là chọn được vị trí mặt hoa chính trên từng cành hoặc chọn cành khỏe cứng mập hoặc mềm yếu hơn sẽ đảm trách những vị trí khác nhau, chính phụ, trước sau trong bình hoa.

Áp dụng cho hoa ly

Bước 1

  • Tắm hoa bằng cách xối nhẹ nước để rửa trôi hết bụi bẩn bám trên mặt lá giúp cho bộ lá xanh tươi hơn.
Lọ lồng xốp kết hợp Cành gác cành

Bước 2

  • Chuẩn bị một miếng xốp khô chưa thấm nước, đặt lọt vào lòng /đáy bình (xốp khô chưa thấm nước).
Lọ lồng xốp kết hợp Cành gác cành

Bước 3

  • Cắm khoảng 5 – 7 (hoặc nhiều hơn tuỳ loại hoa và số lượng cành bạn có) vào miếng xốp để tạo độ nặng – giúp cho cả khối hoa sẽ không bị nổi lềnh lềnh lên trên.
Lọ lồng xốp kết hợp Cành gác cành

Bước 4

  • Sau khi đã tạo được sức nặng mới đổ nước dần dần vào bình cho tới khi gần đầy.
CGC B4

Dùng 2 phương pháp để cắm một bình hoa đơn giản.

Bước 5

  • Cắm tiếp bằng phương pháp CGC với những cành còn lại để những cành hoa này xoè to và mở rộng không gian.
  • Cuối cùng mới đổ nước có pha dưỡng hoa vào bình.
CGC B5

Bước 6

  • Thêm hoa lá phụ tạo Lines hoặc Suface cho bình hoa có các tỉ lệ to – nhỏ- trung – gian và chính phụ rõ rằng để thêm phần sinh động cho bình hoa.
CGC B6

Kết hợp một chút cành lá Táo mềm mại và những chiếc lá Trầu bà to bản.

Bình hoa bước sang ngày thứ tư sau khi dưỡng 1 ngày mới lên bình .

Áp dụng với hoa hồng

Tham khảo qua Galery hình sau:

Cách cắm hoa gác cành: 

  • Đổ nước gần đầy bình hoa
  • Lựa cành dài, cong trước để đặt, uốn tạo dáng rủ cắm sang hai bên, chú ý tính tự nhiên của dáng
  • Cắm tầng thấp nhất đầu tiên, gác gốc vào đáy hoặc thành bình phía đối diện; các cành hoa xoắn theo hình nan hoa xe đạp, thân cành gác vào miệng bình
  • Tạo vòm phía trước tầng thấp nhất để hở miệng bình nhằm lộ rõ dáng bình hoa khi cắm được mềm mại
  • Gác những tầng tiếp theo cao hơn so le nhau
  • Phần trung tâm chọn những cành cao nhất cắm thẳng vào hình nan hoa đã tạo
  • Tiếp tục “điền vào chỗ trống” để hoàn thiện bình hoa xoè cân đối, tròn đều đẹp hơn.

Đây là cách cắm gác cành nên một số cành hoa sẽ có phần gốc nằm ngay gần sát miệng bình. Các bạn cần lưu ý cấp nước đầy đủ 2 lần sáng, chiều để hoa không bị thiếu nước, chóng héo tàn. 

cam hoa gac canh 4
Nguồn: infonet.vietnamnet.vn

Bộ sưu tập

Những bình hoa cắm gác cành đẹp mà bạn có thể tham khảo:

Hoa/ Cắm hoa – PHỐ ẨM THỰC chúc các bạn một ngày mới vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status