Bạn đang không biết mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 là ngày mấy dương lịch? Những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 là gì? Những điều cấm kỵ nên tránh như thế nào? Để giúp bạn tiếp cận vấn đề này, Phố Ẩm Thực sẽ cung cấp cho bạn những quan niệm truyền thống nhất nên biết.
Mùng 1 Tết Nguyên Đán gần như là lễ hội truyền thống lớn nhất ở nước ta và một số quốc gia Đông Á, đó cũng là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Năm 2023 âm lịch là năm Quý Mão. Năm 2024 âm lịch sẽ là năm Giáp Thìn.
1. Mùng 1 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch?

Mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 rơi vào ngày 10 tháng 2 năm 2024 dương lịch, mùng 2 Tết Âm lịch 2024 sẽ là ngày 11 tháng 2 năm 2024 dương lịch và mùng 3 Tết Âm lịch 2024 sẽ rơi vào 12/2/2024 dương lịch.
Mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024: Ngày giáp thìn tháng bính dần năm giáp thìn.
Ngày Đường Phong: rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ.
Giờ Hoàng Đạo: Dần (3-5), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Dậu (17-19), Hợi (21-23).
Hy vọng, vào những ngày này sẽ mang đến cho bạn một cái tết ấm áp của tháng 2 trong lành, ấm áp, giúp cho một năm an khang thịnh vượng với những may mắn đong đầy.
Theo quan niệm xưa, ngày mùng 1 Tết có những điều nên làm và những việc tuyệt đối không nên làm truyền dạy con cháu với mong muốn cả năm sung túc, may mắn.
Tuy nhiên, những tập tục này chủ yếu được truyền miệng phổ biến trong dân gian, qua nhiều thế hệ từ ông bà tới cha mẹ truyền lại cho con cháu. Giá trị chân lý của những điều này gần như chưa thể kiểm định được.
>> Năm 2023 dịp 30/4 được nghỉ mấy ngày?
2. Mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 nên làm gì?
Mùng 1 Tết Nguyên đán người người, nhà nhà đều mong gặp được những điều may mắn để có một năm hưng thịnh. Để có ngày mùng 1 Tết khởi đầu tốt đẹp, bạn nên làm những việc sau:
Thắp hương cho bàn thờ gia tiên

Sáng mùng 1 Tết, việc đầu tiên mà gia chủ nên làm là thắp hương cho bàn thờ tổ tiên đang thờ cúng trong nhà. Đây là việc đầu trong danh sách những việc nên làm ngày mùng 1 Tết.
Khi thắp hương, các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau khấn vái xin ông bà tổ tiên phù hộ cho một năm mới được bình an và gặp nhiều may mắn. Kính thờ tổ tiên là một truyền thống đẹp của văn hóa Việt Nam, do đó dâng hương vào mùng 1 còn góp phần gìn giữ nét đẹp này.
Đi lễ chùa đầu năm

Ăn mặc trang trọng, đem theo hoa với lòng thành kính, hoan hỉ đi lễ chùa cầu gia đình một năm mới may mắn, thuận lợi.
Lì xì Tết

Lì xì Tết là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, cũng như một số nước lân cận. Những phong bao lì xì đó với lời cầu chúc một năm mới may mắn. Mọi người đều có thể nhận mừng tuổi. Người lớn mừng tuổi trẻ em, con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ…
Tưới nước cho cây cối trong nhà
Việc tưới nước cho cây cảnh sẽ mang lại vẻ đẹp và sức sống cho cây, từ đó mang thêm đến vẻ rực rỡ cho căn nhà. Do đó, trong những việc nên làm ngày mùng 1 Tết không thiếu tưới đủ nước cho cây cảnh trong nhà để mang đến tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ.
Ngoài ra, nhiều người cũng quan niệm rằng việc tưới nước cho cây vào mùng 1 Tết còn là lời chúc của Thủy thần gửi đến mọi người.
Ăn món ăn truyền thống, may mắn

Ăn những món ăn mang lại may mắn đã và đang là một phong tục tốt đẹp của dân tộc được hầu như mọi gia đình vẫn lưu giữ cho đến ngày nay.
Những món ăn được làm từ đa dạng các nguyên liệu, được bày trí đẹp mắt cũng thể hiện cho ước nguyện một năm mới may mắn, suôn sẻ và thành công. Ăn những món ăn này cũng là một cách giúp thu hút tài lộc, xua đi những vận xui rủi không đáng có trong cả năm mới.
Vui vẻ, tươi cười, tinh thần thoải mái ngày đầu năm.
Nhu thuận, hòa đồng, gắn kết với mọi người.
Nên mua muối, mua đường ngọt, mật ong.
3. Mùng 1 Tết cần kiêng kỵ điều gì
Kiêng không được cắt tóc
Đối với ngày mùng 1 việc cắt tóc được cho là khiến tài lộc của cải bị tiêu hao nhiều. Chính vì thế nên không được cắt tóc vào ngày này.
Kiêng xuất tiền của
Đối với ngày đầu năm, người xưa luôn kiêng kỵ không nên xuất tiền của sẽ làm những năm tháng sau này không được suôn sẻ về vận may, tiền bạc thất thoát. Ngoài ra cũng không nên vay mượn, cả năm sẽ khó khăn, lúc nào cũng trong hoàn cảnh phải chạy vạy, trả nợ.
Kiêng một số món ăn
Theo quan niệm dân gian lưu truyền lại, không nên ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng, trứng vịt vào ngày đầu năm. Điều này sẽ làm mất đi tài lộc, dễ đem đến những điều không may cho bản thân và gia đình.
Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi
Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng nhưng không mua hàng của họ. Việc này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu buôn bán của họ trong tương lai sắp tới của năm mới.
Kiêng quan hệ nam nữ
Vào ngày tết đến xuân về người phương Đông cũng thường có quan niệm kiêng khem, tránh các việc nam nữ gần gũi nhau. Vì việc này sẽ làm vận hạn đen đủi, không may mắn trong năm mới.
Kiêng nói bậy, chửi tục
Việc nói tục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hoá mỗi người, đây là điều kiêng kỵ không nên xuất hiện trong đầu năm tết đến. Nhiều người quan niệm nếu đầu năm nói bậy sẽ gặp nhiều chuyện thị phi, rắc rối. Ngoài ra, mỗi cá nhân đều nên rèn luyện cách giao tiếp lịch sự, trang nhã, tôn trọng mọi người. Tránh xung đột, gây mất hoà khí lẫn nhau.
Không làm vỡ đồ đạc
Theo quan niệm của ông bà, tổ tiên thì làm vỡ đồ đạc là sự chia ly, rạn vỡ tình cảm và là một điềm báo không tốt cho cho gia đình bạn trong năm mới.
Kiêng quét nhà, đổ rác
Xuất phát từ điển tích Sưu thần kí của Trung Quốc và Sự tích cây chổi của Việt Nam, người Việt thường kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết để “chổi” được nghỉ ngơi, đồng thời không quét đi những may mắn, tiền bạc, tài lộc của gia đình ra khỏi nhà.
Đặc biệt, ở vùng Nam Bộ, sau khi quét dọn nhà cửa sạch sẽ còn phải cất hết chổi, nếu bị mất chổi trong ngày Tết nghĩa là năm đó trộm sẽ vào nhà và vét sạch của cải.
Kiêng ăn đuôi cá
Ở miền Bắc, trong mâm cơm ngày Tết thường ăn cá chép, loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được thuận lợi trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, với hàm ý luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể sẽ gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, tức là họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Kiêng mở tủ
Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày mùng 1 Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm.
Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ
Bởi đây là tư thế của người bệnh, người chết, nên chụp hình hoặc chúc Tết lúc này không khác gì “rủa” họ bệnh tật, chết chóc cả năm. Ngoại trừ trường hợp nằm để tạo dáng chụp ảnh…
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mồng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức họ dậy.
Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác quanh năm.
Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng)
Màu đen và trắng là màu thường được sử dụng cho trang phục trong tang lễ, là điềm chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ có màu sắc rực rỡ, tươi mới như màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.
Hy vọng bài viết của Phố Ẩm Thực đã giúp cho bạn hiểu thêm về ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024.
>> 11 trích dẫn hay nhất trong Đi Đến Nơi Có Gió
>> NÓNG | ‘Chúa nhẫn’ trở lại rạp chiếu phim kỷ niệm 20 năm phát hành
Trả lời