Trẻ mất tập trung

Trẻ mất tập trung là gì? 4 Nguyên nhân và cách khắc phục

Có những đứa trẻ vốn sinh ra đã hiếu động thì khi đi học cũng lại hay mất tập trung chú ý. Cho dù có thích bài học đến mấy thì trong giờ học cũng khó có thể chú tâm nghe giảng trong thời gian dài. Khi sự chú ý của trẻ bị phân tán, trẻ sẽ không tập trung lắng nghe nội dung bài giảng của cô giáo, do không theo kịp tiến độ giảng bài của cô nên không thể hiểu được những điều cô dạy. Như vậy sẽ khiến trẻ không nhớ hết hoặc không nhớ được bài cô giáo giảng trên lớp.

Những đứa trẻ không thể chú tâm nghe giảng ngoài một số là do mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý thì đa phần là do thiếu tính tự giác, không thể chủ động kiểm soát hành vi của mình. Cha mẹ nhất định phải giúp trẻ loại bỏ tật mất tập trung trong giờ học.

Biểu hiện của trẻ mất tập trung

Tình huống 1

Mạnh Hà là học sinh lớp 1, nhưng biểu hiện của cậu trong giờ học lại giống như một đứa trẻ mẫu giáo, tay chân khua khoắng liên tục, làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh, khi thì giựt tóc của bạn ngồi bàn truớc, khi lại làm mặt xấu với bạn ngồi bên,… Có khi dường như rất chăm chú nghe cô giáo giảng, nhưng khi đuợc hỏi thì cậu lại hỏi một đằng trả lời một nẻo, hóa ra trong đầu cậu luôn nghĩ đến việc khác, tư tưởng phân tán.

Tuy cha mẹ và cô giáo đã chỉ bảo, và ngay bản thân cậu cũng biết mình sai, nhưng vẫn không sửa được, cứ vào lớp là không tập trung, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.

Tình huống 2

“Con trai tôi tên là Hải Bình, nó đã đi học rồi. hồi ở mầm non nó rất ngoan, nhưng đến khi đi học lại trở thành một đứa trẻ hư, ngày nào cũng không chịu ngồi yên…” Chị Hiền tỏ ra rất lo lắng về đứa con của mình.
Qua tìm hiểu được biết, cậu bé 6 tuổi này cảm thấy mọi thứ ở trường học đều rất mới mẻ. vào giờ học, cậu không thể tập trung nghe cô giáo giảng bài, chốc chốc lại nhìn ra cửa sổ, chốc chốc lại nhìn lên trần nhà, mà cơ bản không biết cô giáo đang dạy cái gì.

Có một lần, cô giáo tổ chức họp phụ huynh trong lớp, còn các bạn vui chơi ngoài hành lang, bọn trẻ hò hét ầm ĩ ảnh huởng đến buổi họp, cô giáo ra ngoài hành lang nói: “Các em nói chuyện nhỏ thôi, bạn nào muốn nói to thì giơ tay rồi vào lớp nói. Thế có bạn nào muốn vào lớp nói chuyện không?” Nói chưa dứt lời thì Hải Bình đã giơ tay, cô giáo không biết làm thế nào nên đành phải cho bé vào lớp ngồi ở hàng ghế cuối.

Cha của Hải Bình đến dự họp nhìn thấy con trai bước vào lớp mà cảm thấy vô cùng khó chịu.
Khi về nhà, nguời cha hỏi tại sao Hải Bình lại giơ tay thì bé trả lời bé cũng không biết, lúc đó cơ bản nó không chú ý lắng nghe lời cô giáo nói, nên thấy cô bảo giơ tay thì bé cũng làm theo.

Trẻ mất tập trung
Đa phần trẻ mất tập trung không phải do bệnh lí

Phân tích tình huống

Thời kỳ đầu đến trường mà học sinh phân tán tư tuởng thì cũng là điều hết sức bình thường. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, hiếu động, không tập trung chú ý là một trong những đặc trưng của trẻ nhỏ. Đó là do trong quá trình trưởng thành, hệ thống thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tự kiềm chế còn kém, mọi sự kích thích đều dễ khiến trẻ hưng phấn.

Vả lại, với bản tính hiếu kỳ, thích tìm tòi khám phá nên trẻ lúc thì sờ cái này, lúc thì nhìn cái kia, rất hiếm khi ngơi tay hoặc tập trung chú ý. Nói chung, ít nhất cũng phải từ 10 tuổi trở lên trẻ mới có thể “chuyên tâm”, do vậy cha mẹ không nên quá khắt khe đối với sự “không chuyên tâm” của trẻ. Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy: trẻ từ 6-10 tuổi thì thời gian tập trung chú ý đến một sự vật nào đó chỉ tầm 20 phút, còn trẻ từ 10-12 tuổi là tầm 25 phút.

Xét về sinh lý thì giai đoạn tiểu học, não bộ và các cơ quan trong cơ thể của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mệt mỏi, cứ học tầm 20 phút là có hiện tượng mệt mỏi một lần. Lúc này trẻ thường có biếu hiện không tập trung, ngồi không yên, đó là điều bình thường, việc trẻ không tập trung trong giờ học thường liên quan rất nhiều đến hứng thú học tập. Giả sử con bạn không thích học thì đương nhiên cũng không thích nghe giảng, và thường có biểu hiện không tập trung, nghịch ngợm.

Do vậy, tốt nhất cha mẹ nên nhìn nhận hiện tượng “không tập trung” trong giờ học của trẻ một cách bình thường.

>>Phân biệt các loại sữa. Lựa chọn sữa tươi tốt cho con

Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung

Nếu trẻ thường không tập trung trong giờ học, thì trước tiên cha mẹ phải quan sát hành vi của trẻ một cách khách quan và tỉ mỉ, đế tìm ra nguyên nhân cơ bản khiến trẻ luôn phân tán tư tưởng. Nói chung, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả nghe giảng của trẻ và dẫn đến việc trẻ không tập trung chủ yếu bao gồm:

Trẻ mất tập trung
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung

Môi trường

Hỗn loạn, không tốt cho việc học trẻ 6 tuối vốn năng động, hoạt bát, có nhiều sở thích, và đặc biệt là rất hiếu kỳ, nếu học tập trong môi trường ồn ào thì trẻ khó mà tập trung chú ý được.

Trí lực chưa phát triển

Việc phát triển muộn tất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý của trẻ, khiến cho sự chú ý luôn bị phân tán. Như vậy, trẻ rất khó hiểu được nội dung bài giảng của cô giáo, không thế suy nghĩ theo lối tư duy của cô giáo, cho nên thường không tập trung.

Trẻ không hứng thú học tập

Thông thường, đối với những đứa trẻ không có niềm đam mê học tập thì khó mà tập trung chú ý được. Do chán ghét việc học nên trong giờ học, chúng rất dễ có hiện tượng phân tán tư tưởng hoặc ngáp ngủ.

Các nhân tố khác

Còn có một số nhân tố không thuộc về trí lực cũng có thể khiến cho trẻ xuất hiện vấn đề mất tập trung trong giờ học và khó tiếp thu bài. Nhân tố chính bao gồm chí hướng và nghị lực, những nhân tố này chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Nói chung, biểu hiện của nhóm trẻ này thường là tinh thần không ốn định, hay lo lắng, sợ hãi, có vấn đề về hành vi và phẩm hạnh.

Nắm bắt tâm lý

Không tập trung trong giờ học là hiện tượng bình thường ở trẻ trong độ tuổi đi học, cha mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ cần trẻ không vì nguyên nhân sức khỏe mà phân tán tư tưởng trong giờ học thì đa số đều có thể thay đổi, cha mẹ phải bình tĩnh nhìn nhận mọi vấn đề xuất hiện ở trẻ.

Cách khắc phục

Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, không được tùy tiện làm phiền trẻ

Trẻ mất tập trung
Cha mẹ phải giúp trẻ khắc phục tật mất tập trung

Ở trong môi trường yên tĩnh, trẻ rất dễ tĩnh tâm. Khi trẻ chuyên tâm học hành, cha mẹ không nên tùy tiện làm phiền, thậm chí khi thấy có sai sót gì đó cũng không nên chỉ bảo ngay. Cha mẹ có thể hỏi han hoặc đưa ra yêu cầu trong lúc trẻ nghỉ, như vậy có thể nâng cao độ chuyên tâm của trẻ. Tuy nhiên, đa số cha mẹ vẫn có thói quen làm phiền, chỉ huy trẻ, như tới giờ ăn có thể trẻ lại đang chuyên tâm đọc sách, nhưng cha mẹ lại thường nhắc nhở: “Thôi nào, mau ăn cơm đi con!”.

Điều này dường như để tiện cho người lớn mà sẵn sàng cắt ngang sự chú ý của trẻ. Đương nhiên, cha mẹ yêu cầu trẻ ăn cơm đúng giờ, mục đích là để trẻ hình thành thói quen sinh hoạt điều độ, nhưng nếu có thể để trẻ tự chủ động trong việc này thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Khi thấy trẻ chuyên tâm phải kịp thời khen ngợi

Chỉ cần trẻ có biểu hiện chăm chú, cho dù chỉ được 5 phút cũng phải khen ngợi, để sau này có thể kéo dài tới 10 phút, 20 phút, đồng thòi, bạn cũng có thể theo dõi biểu hiện phân tán tư tưởng của trẻ, trước tiên ghi lại số lần phân tán trong một khoảng thời gian nào đó, sau đó yêu cầu trẻ giảm dần số lần đó.

Như ban đầu 1 tiếng mất tập trung 10 lần thì có thể yêu cầu trẻ giảm xuống còn 9 lần mỗi tiếng, nếu trẻ làm được thì nói lời khen ngợi. Nếu không làm được thì không khen, cũng không phê bình. Ngoài ra, nếu bạn có thể cùng trẻ lập ra một bảng ghi chép tình hình khống chế hành vi mất tập trung mỗi ngày thì càng tốt.

Khơi gợi niềm đam mê học tập của trẻ

Mọi người đều biết rằng, nếu trẻ làm một việc gì đó mà bản thân rất quan tâm thích thú thì thường rất tập trung, trái lại, trẻ không thế tập trung chú ý vào những việc mà mình không thích.

Là cha mẹ, không nên quá coi trọng thành tích thi cử, thấy trẻ bị điểm thấp là trừng phạt, làm bài tập sai thì phê bình. Cha mẹ phải vui với thành quả lao động của trẻ, thường xuyên lắng nghe xem trẻ nghĩ gì, và cổ vũ mọi sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cha mẹ phải tìm cách khơi gợi niềm đam mê của trẻ, duy trì lòng ham học hỏi và tính hiếu kỳ của con. Cha mẹ có thể cùng trẻ ôn bài, cổ vũ trẻ đặt câu hỏi, yêu cầu trẻ nói lại nội dung bài học hàng ngày.

Thi thoảng để trẻ đóng vai làm cô giáo, cùng trẻ làm trò, cùng trẻ đi tham quan, hay cùng chơi trò chơi. Đồng thời sử dụng các biện pháp như nói khích, cùng thi đua để tạo cho trẻ ham muốn học hỏi. Khi trẻ hứng thú với việc học thì điều nên làm tiếp theo đó là để trẻ học một cách tự phát và tạo thành thói quen.

Một mặt, cha mẹ phải tạo cho trẻ một môi trường học tập yên tĩnh, sử dụng dụng cụ học tập đơn giản, tránh để các đồ vật bên ngoài làm phân tán sự chú ý của trẻ. Mặt khác, dẫn dắt tư duy của trẻ, năng hỏi “tại sao” và “làm thế nào” để hướng trẻ tư duy theo chiều tích cực, như vậy trẻ có thể sẽ duy trì sự tập trung cao độ trong một khoảng thời gian tương đối dài.

Tăng cường rèn luyện sự chú ý của trẻ

Mỗi ngày cha mẹ có thể dành ra 10 – 15 phút để giúp trẻ ôn lại chữ số hoặc từ đơn mà bạn vừa dạy (đọc thuộc hoặc viết ra giấy đều được), ví dụ nói: “64725891” hoặc “tách trà, mặt trăng, cục tẩy, đèn huỳnh quang, giày da, kem đánh răng”,… chú ý khi đọc, tốc độ không nên quá nhanh, thường mỗi từ cách nhau tầm 1 giây.

Nếu trẻ có thể nhắc lại chính xác một nhóm từ thì có thể tăng thêm một số hoặc từ, nếu nhắc lại sai thì có thể bớt đi một số hoặc từ. Nếu kiên trì tập luyện thì nhất định sẽ nâng cao được sự tập trung chú ý của trẻ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách khác để rèn luyện sự chú ý của trẻ, như: Nhìn đồ vật, đọc số, đọc sách, nghe âm thanh,… ở đây không giới thiệu cụ thể.

Kim Ju-ae, Con gái của Kim Jong-un: 5 sự thật cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status