co do Turku PHAN LAN

Vì sao nói Phần Lan là Ngôi sao Phương Bắc

Các nước Bắc Âu ngày nay được biết đến là những quốc gia phát triển, thu nhập đầu người cao, có nền giáo dục và phúc lợi xa hội hàng đầu và cực kì minh bạch. Trong bảng xếp hạng phát triển bền vững thì Bắc Âu giữ 4 vị trí đầu tiên, bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan. Trong đó, Phần Lan được ví như “Ngôi sao Phương Bắc”. Cùng Phố Ẩm Thực tìm hiểu vì sao nhé!

Về Phần Lan

Với nền kinh tế gần như kiệt quệ do chiến tranh tàn phá cộng với khoản bồi thường cho Liên bang Xô Viết hết sức nặng nề, lại bị ngăn cản tiếp nhận trợ giúp từ các nước phương Tây tưởng chừng như Phần Lan khó gượng dậy được. Nhưng với đường lối sáng suốt của các nhà lãnh đạo (tiêu biểu là J. K. Paasikivi, U. Kekkonen) và với khí phách kiên cường (được gọi là sisu) của cả dân tộc, chỉ trong vòng khoảng 10 năm, kinh tế Phần Lan đã nhanh chóng hồi phục.

Xuất phát từ vị trí địa lý và lịch sử của mình người Phần Lan đã rút ra bài học bổ ích để xác lập cho dân tộc nhỏ bé này một địa vị vững chắc trên bản đồ thế giới trong thời kỳ mới.

Năm 1948, Paasikivi đã khôn khéo ký với Liên bang Xô Viết một Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời thực hiện chính sách trung lập, đứng ngoài vòng tranh chấp của các siêu cường. Năm 1952, chỉ sau 6 năm Phần Lan trả hết khoản bồi thường chiến tranh cho Liên bang Xô Viết và trở thành đối tác quan trọng không chỉ với nước này mà cả với các quốc gia khác trong tổ chức “Hợp tác và phát triển kinh tế” (OECD).

Cũng trong năm đó, Phần Lan đã tổ chức thành công Olympic mùa hè thế giới lần thứ 15, đem lại tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Ba năm sau (1955) Phần Lan gia nhập Hội đồng Bắc Âu và Liên hiệp quốc.

Sang những năm 1960, Phần Lan có những bước đi xa hơn trên con đường hội nhập với thế giới, như việc liên kết với Tổ chức Tự do Thương mại châu Âu (EFTA) năm 1961 (đến năm 1986 trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này); ký hiệp định thương mại với Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1973 và cả với Hội đồng Tương trợ kinh tế (COMECON) – một Tổ chức kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ vào đầu năm đó. Sisu và chính sách trung lập đã đem lại cho Phần Lan những thành tựu phi thường.

Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế (nếu không muốn nói là nghèo nàn, trừ rừng, hồ và… tuyết) nhưng chỉ khoảng 20 năm sau chiến tranh, thu nhập bình quân theo đầu người của Phần Lan đã vượt Anh vào giữa những năm 1960. Trong hai thập kỷ tiếp theo nền kinh tế Phần Lan vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đưa Phần Lan từ một nước nông nghiệp vươn lên nằm trong nhóm 10 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới vào cuối những năm 1980.

Sự phát triển kỳ diệu đó chỉ bị kìm lại khi Phần Lan bị mất thị trường xuất khẩu chính là Liên bang Xô Viết và một số nước Đông Âu do sự tan rã của khối này vào năm 1991.

Trong thời gian 1991-1993, kinh tế Phần Lan rơi vào khủng khoảng trầm trọng khiến nợ nước ngoài lên đến 75% tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tuy nhiên, từ năm 1995, nền kinh tế bắt đầu hồi phục và tiếp tục phát triển cùng với sự trỗi dậy của Nokia. Hành trang Phần Lan mang theo từ những năm cuối của thế kỷ XX vào những năm đầu của thế kỷ XXI là những thành tựu đáng khâm phục:

  • Trong 2 năm liền (2004, 2005) nền kinh tế Phần Lan được xếp có tính cạnh tranh cao nhất.
  • Từ năm 2002 đến nay Phần Lan luôn được xếp hạng là một trong 5 nước dẫn đầu thế giới về sử dụng kỹ thuật công nghệ và thông tin trong đó:
    • năm 2002-03, 2011 ở vị trí thứ nhất
    • năm 2013-2015 ở vị trí thứ hai

Phần Lan được coi là quốc gia đứng đầu thế giới về sự phát triển bền vững, tỉ lệ người biết đọc biết viết cao nhất và là nước có chỉ số tham nhũng thấp nhất thế giới trong nhiều năm liền trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Thế giới.

Tỉ lệ người dùng mobile và internet ở Phần Lan từ 2013-2015

Phần Lan là Ngôi sao sáng Phương Bắc
Nguồn: Trung tâm Thống kê Phần Lan (Tilastokeskus)

Với sự thành công kỳ diệu của Nokia vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX nền kinh tế của Phần Lan đã hoàn toàn thay đổi. Nếu như trước đây, người Phần Lan chỉ biết nói “Phần Lan sống bằng rừng” thì giờ đây họ đã tự hào khẳng định “Phần Lan sống bằng rừng và Nokia”. Không ít người Phần Lan đã coi Nokia như cối thần Sampo trong sử thi Kalevala, đã mang đến cho đất nước họ sự giàu sang, thịnh vượng.

Bên cạnh Nokia, Phần Lan còn sinh ra một thương hiệu nổi tiếng thế giới khác là hệ điều hành Linux do Linus Torvald khởi xướng. Hệ điều hành mở và miễn phí Linux là bằng chứng của cuộc cách mạng sáng tạo ở Phần Lan. Khác với Microsoft và MacLinux là hệ điều hành cho phép người dùng nâng cao và phát triển, vì thế mà nó được đánh giá là công trình hợp tác lớn nhất trong lịch sử, cho đến nay. Linux được rất nhiều công ty, hãng lớn trên thế giới sử dụng, trong đó có cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ – NASA, và trở thành đối thủ của Microsoft.

Nhằm khuyến khích và tôn vinh những sáng tạo công nghệ có giá trị đối với cuộc sống, năm 2004, Viện Công nghệ Phần Lan đã thành lập Giải thưởng Công nghệ nghìn năm “Millennium Technology Prize”. Giải thưởng trị giá 1 triệu USD được trao 2 năm một lần, được coi như một Nobel về lĩnh vực công nghệ. Năm 2012 Linus Torvald đã được tặng giải thưởng này.

Nền kinh tế Phần Lan từ 2010-2016

Phần Lan là Ngôi sao sáng Phương Bắc
Nguồn: Tổng hợp từ The International Innovation Index và the Global Competitiveness Index

Từ năm 2013 trở đi, cùng với sự xuống dốc của Nokia và chịu tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Phần Lan tăng trưởng chậm dần và sức cạnh tranh cũng như sáng tạo bị sụt giảm. Năm 2014, thương hiệu “Connecting People” đã thuộc về Microsoft và Nokia mobile đã ngừng sảng xuất, nhưng khoảng 1 tỷ chiếc điện thoại Nokia vẫn còn được sử dụng và nhạc chuông Nokia vẫn thân thuộc với rất nhiều người.

Phần Lan vẫn nằm trong top 10 nền kinh tế cạnh tranh và giàu sáng tạo nhất của thế giới. Theo báo cáo phát triển bền vững toàn cầu năm 2016, sự bền vững của nền kinh tế Phần Lan được xếp thứ tư (chỉ sau 3 nước láng giềng Bắc Âu: Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy).

Tuy nhiên cuộc khủng khoảng kinh tế trong các nước sử dụng đồng euro cộng với chiến dịch cấm vận kinh tế của EU với Nga – một thị trường xuất khẩu quan trọng của Phần Lan đã khiến kinh tế Phần Lan gặp nhiều khó khăn và gần như không tăng trưởng, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ của thủ tướng Juha Sipilä đã phải cắt, giảm nhiều khoản đầu tư công và một số chế độ an sinh xã hội dành cho người dân khiến cho chế độ phúc lợi ưu việt của nhà nước Phần Lan đang bị thách thức nghiêm trọng.

GDP của Phần Lan từ 2007-2015 (tỉ euro)

GDP cua Phan Lan tu 2007 2015 ti euro
Nguồn: Finland GDP – 2022 Data – 2023 Forecast – 1960-2021 Historical – Chart – News

Được ví như “Ngôi sao Phương Bắc”

Mặc dù là một quốc gia nhỏ trên thế giới (đứng thứ 65 về diện tích và thứ 115 về dân số, Tổng sản phầm quốc gia chỉ chiếm 0,037%) nhưng sau 99 năm lập quốc, Phần Lan đã tạo dựng cho mình chỗ đứng mà nhiều nước lớn khó vươn tới được:

Quốc gia phát triển bền vững: 1/ trên 178 nước

Đất nước an toàn: 1/141

Chính phủ điều hành tốt: 1 /149

Ít tội phạm có tổ chức: 1 /138

Nền Tư pháp độc lập: 1 /138

Bầu cử tự do và tin cậy: 2 /138

Quốc gia Minh bạch: 1 /168

Ḅáo chí tự do: 1 /180

Chỉ số con người: 1 /130

Giáo dục phổ thông: 1 /138

Ngân hàng lành mạnh: 1 / 138

Chăm sóc bà mẹ và trẻ em: 2 /179.

Vì vậy, người ta nói Phần Lan là Ngôi sao Phương Bắc

>>Du lịch Phần Lan: Top 3 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status